Thuốc Carbotrim được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn. Vậy, thuốc Carbotrim có liều dùng như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc? Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin về thuốc Carbotrim trong bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Carbotrim
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Carbotrim có chứa:
Dạng bào chế: Viên bao đường.
2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc Carbotrim
2.1 Tác dụng của thuốc Carbotrim
Sulfamethoxazol: Có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưu khí Gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus (Tụ cầu), Streptococcus (Liên cầu), Legionella pneumophilia, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella,…
Trimethoprim: Là một dẫn chất của Pyrimidin, ức chế đặc hiệu Enzym Dihydrofolat Reductase của vi khuẩn và cũng có phổ kháng khuẩn như Sulfamethoxazole.
Thuốc Carbotrim được phối hợp với tỉ lệ Sulfamethoxazol, Trimethoprim với tỉ lệ 5:1 kết hợp với than hoạt làm cho thuốc dễ dàng hấp thu vào trong cơ thể, tăng sinh khả dụng của thuốc. Đặc biệt trong những trường hợp bị ngộ độc, than hoạt tính giúp giảm khả năng hấp thu của các chất độc vào trong cơ thể bằng đường uống.
2.2 Chỉ định dùng thuốc Carbotrim
Thuốc Carbotrim 200mg được chỉ định cho bệnh nhân lỵ trực khuẩn (tuy nhiên, kháng thuốc phổ biến tăng) và một số bệnh khác theo chỉ định riêng của bác sĩ.
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Carbotrim
3.1 Liều dùng của thuốc Carbotrim
Người lớn: Dùng 2 lần trong ngày, mỗi lần uống 480-960mg.
Trẻ em trên 5 tuổi: Liều dùng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 24mg/kg.
Liều dùng của thuốc căn cứ vào tình trạng bệnh tật và cơ địa mỗi người. Do đó, liều dùng thuốc có thể khác nhau giữa các bệnh nhân cùng lứa tuổi. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng và thời gian dùng thuốc của bác sĩ chỉ định.
3.2 Cách dùng thuốc Carbotrim hiệu quả
Nên uống thuốc trong bữa ăn và uống với nhiều nước. Uống thuốc sau ăn sáng và ăn tối khoảng 30 phút.
4 Chống chỉ định
Suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương.
Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu Acid Folic.
Người bị mẫn cảm với Sulfonamid hoặc với Trimethoprim.
Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.
5 Tác dụng phụ
Xảy ra ở 10% người bệnh. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa (5%) và các phản ứng trên da xảy ra tối thiểu ở 2% người bệnh dùng thuốc: ngoại ban, mụn phỏng. Các ADR thường nhẹ nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây chết, như hội chứng lyell.
Hay gặp: Sốt, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm lưỡi, ngứa, ngoại ban.
Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết, mày đay.
Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm màng não vô khuẩn.
Có bệnh nhân bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu.
Hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng cũng là tác dụng không mong muốn của thuốc này.
Xem thêm: Cexil 300mg
Đã có người bệnh bị vàng da, ứ mật ở gan, hoại tử gan, tăng Kali huyết, giảm đường huyết, ảo giác, suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận và ù tai khi sử dụng thuốc Carbotrim.
6 Tương tác
Dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu, đặc biệt Thiazid, làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già. Sulfonamid có thể ức chế gắn Protein và bài tiết qua thận của Methotrexat và vì vậy giảm đào thải, tăng tác dụng của Methotrexat. Cotrimoxazol dùng đồng thời với Pyrimethamin 25mg/tuần làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
Thuốc Carbotrim ức chế chuyển hóa Phenytoin ở gan, có khả năng làm tăng quá mức tác dụng của Phenytoin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc này.
Kiểm tra hạn sử dụng trước khi uống thuốc.
Người bệnh cần được chỉ dẫn uống đủ nước để tránh thuốc kết tinh thành sỏi. Không phơi nắng để tránh phản ứng mẫn cảm ánh sáng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: Không sử dụng thuốc Carbotrim cho đối tượng này do thuốc có thể gây ảnh hưởng tới phát triển của thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: Thận trọng khi kê đơn và sử dụng thuốc này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Biểu hiện quá liều: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh. Loạn tạo máu và vàng da là biểu hiện muộn của dùng quá liều. Ức chế tủy.
Xử trí: Dùng phương pháp gây nôn hoặc rửa dạ dày, có thể Acid hóa nước tiểu để có thể tăng đào thải Trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng Leucovorin (Acid Folinic) 5 – 15 mg/ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.
Liều cao Trimethoprim trong điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii gây tăng dần dần Kali huyết nhưng có thể trở lại bình thường. Nguy cơ tăng Kali huyết cũng xảy ra ở liều thường dùng và cần được xem xét, đặc biệt khi dùng đồng thời các thuốc làm tăng Kali huyết khác hoặc trong trường hợp suy thận.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Để vỉ thuốc ở trong hộp, không xé nhãn thuốc để tránh nhầm lẫn với thuốc khác.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ không quá 30 độ C).
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-11550-10.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic – Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 8 viên.
9 Thuốc Carbotrim giá bao nhiêu?
Thuốc Carbotrim giá bao nhiêu? Thuốc Carbotrim hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá hiện nay đã cập nhật trên đầu trang. Nếu bạn muốn biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Carbotrim mua ở đâu?
Thuốc Carbotrim mua ở đâu chính hãng, chất lượng nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc bạn có thể liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 7 hình ảnh
>>>>>Xem thêm: Ovacef 200
Reviews
There are no reviews yet.